I. LiDAR là gì? Chúng hoạt động như thế nào?
LiDAR được hiểu như một phương pháp để đo đạt khoảng cách từ vị trí máy quét đến mục tiêu trong khoảng cách cho phép. Và đối với iPhone 12 Pro / Pro Max thì bán kính là 5m kể từ ống kính camera. LiDAR cũng là chữ cái viết tắt của cụm từ “Light Detection and Ranging” để thể hiện ánh sáng và quét khoảng cách các vật. Nó cũng có cách thức hoạt động như một radar, tính năng cảm biến này sử dụng tia laser để ghi nhận những thông tin về chiều sau, khoảng cách nhằm hỗ trợ thêm một số những ứng dụng thực tế tăng cường (AR).
Ý tưởng về công nghệ này thực chất đã có từ năm 1960. Cũng tương tự như một số công nghệ GPS, LiDAR được sử dụng lần đầu tiên trên máy bay quân đội và sau đó cũng được trang bị cả trên tàu vũ trụ Apollo 15 khi lập bản đồ không gian ở Mặt Trăng. Thời gian gần đây, LiDAR được ứng dụng nhiều hơn ở xe tự lái cho phép nhận diện những vật thể cần tránh, và công nghệ này còn được trang bị cả trên một số robot hút bụi nữa.
Bởi vậy, khi tích hợp LiDAR trên iPhone 12 Pro/Pro Max, Apple đã khẳng định hình ảnh do máy chụp sẽ cho chất lượng tốt hơn gấp nhiều lần. Theo đó, những thông số về chiều sâu và chất lượng chân thực, 3D và xóa phông, màu sắc cùng độ tương phản hài hòa, chính xác và đẹp mắt hơn nhiều.
II. LiDAR Scanner là gì? Hoạt động như thế nào?
LiDAR Scanner là thuật ngữ dành cho những công tác đo đạc thực địa, địa chất, lâm nghiệp hay các công tác đo lường khí quyển nào đó. Thậm chí, LiDAR Scanner cũng đã được ứng dụng vào công tác điều hướng dành cho những dòng xe ô tô tự lái như hiện nay. Cơ chế hoạt động của LiDAR Scanner cũng giống như với LiDAR trên máy chụp ảnh nhưng được sử dụng thêm tia hồng ngoại để quét môi trường. LiDAR Scanner đo lường được khoảng cách thời gian các tia phản xạ lại máy để mô phỏng được vật thể ở xa và cả vật thể ở gần.
III. Cảm biến LiDAR dùng để làm gì?
Công nghệ LiDAR thực chất đã được ra đời vào năm 1960 và có ứng dụng đầu tiên trong quân đội và ngành hàng không vũ trụ. Sau này được sử dụng một cách phổ biến hơn và mở rộng sang cả xe tự lái, robot hút bụi…
1. Chụp ảnh xóa phông và lấy nét ban đêm
LiDAR góp phần rất lớn trong việc cải thiện khả năng chụp ảnh của thiết bị. Theo như Apple cho biết, máy quét LiDAR này có thể đo được khoảng cách vật thể xa đến 5m, khi được kết hợp với máy ảnh cùng những dữ liệu cảm biến chuyển động có thể nhận biết một cách chính xác các chi tiết trong ảnh, đảm bảo hậu cảnh sẽ được làm mờ một cách chuẩn xác nhất ở chế độ chân dung. Ngoài ra, máy quét LiDAR cũng có khả năng tự động lấy nét cũng như phát hiện được chủ thể cực tốt khi chụp ảnh, quay video ở chế độ ban đêm giúp nâng cao chất lượng hình ảnh.
2. Nâng cấp trải nghiệm trên ứng dụng và trò chơi thực tế tăng cường (AR)
Với LiDAR, bạn sẽ chỉ mất vài giây đồng hồ để tạo được một bản đồ 3D toàn bộ căn phòng cùng các vật thể trong game được bố trí xung quanh mà thôi. Bạn cũng có thể tương tác với vật thể ảo trong căn phòng ngay lập tức mà không cần quét môi trường trước khi tải ứng dụng AR. Chính điều này đã cho phép trải nghiệm AR trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
3. Phát triển phương tiện tự lái
Công nghệ LiDAR đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các phương tiện tự lái. Với khả năng tạo được bản đồ 3D về môi trường một cách nhanh chóng, LiDAR giúp cho chiếc ô tô tự lái có thể “nhìn thấy” được xung quanh và cảnh báo trước được những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thông .
Và trên thực tế, Apple đã thử nghiệm cảm biến LiDAR này trên ô tô tự lái từ năm 2015 và xuất bản một mô tả chi tiết về hệ thống nhận dạng vật thể 3D của LiDAR trên ô tô tự lái vào năm 2017. Có thể thấy rằng, công nghệ này vẫn chứa đựng những tiềm năng ứng dụng rất lớn để chúng ta có thể khai thác được trong tương lai.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm